Tuyển sinh 2012: HUTECH đồng hành cùng VTV2 trong các chương trình Tư vấn tuyển sinh trực tiếp
Trong những năm qua, công tác tư vấn tuyển sinh luôn được các đơn vị giáo dục chú trọng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp, chọn trường, chọn nghề đối với tất cả thí sinh khi chuẩn bị bước vào Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hàng năm.
Ban Tư vấn tuyển sinh HUTECH trong chương trình Tư vấn tuyển sinh trực tiếp của VTV2 năm 2011
Năm 2012, theo đề nghị của VTV2, HUTECH vinh dự là đơn vị đồng hành cùng VTV2 – Kênh Khoa học-Giáo dục (Đài truyền hình Việt Nam) trong 29 chương trình Tư vấn tuyển sinh trực tiếp, chương trình sẽ là nơi cung cấp những thông tin bổ ích và đầy đủ nhất dành cho phụ huynh và thí sinh về Kỳ thi Tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 của các trường ĐH, CĐ trong cả nước.
Thời gian phát sóng của chương trình Tư vấn tuyển sinh trực tiếp: 14 giờ 00, Thứ Bảy hàng tuần từ ngày 11/02/2012 – 25/08/2012.
Đặc biệt, vào lúc 20 giờ 00 ngày 05/02/2012, VTV2 sẽ truyền hình trực tiếp Lễ khai mạc chương trình Tư vấn Tuyển sinh 2012 có sự tham dự của Ban giám hiệu HUTECH – Đơn vị đồng hành cùng VTV2 trong các chương trình Tư vấn tuyển sinh trực tiếp 2012.
Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012: Thay đổi mã ngành, dễ mắc sai sót
TNO - Theo quy định mới của Bộ GD-ĐT, mã ngành đào tạo của các trường ĐH và CĐ sẽ thay đổi toàn bộ trong năm 2012.
Mã ngành mới sẽ bao gồm 1 chữ và 6 số thay vì 2-3 số như trước đây. Vì vậy thí sinh (TS) rất dễ nhầm lẫn khi đăng ký dự thi.
Quá dài nên khó nhớ
Vấn đề hiện nay nhiều trường băn khoăn là không biết mã ngành tuyển sinh có giống với mã ngành đào tạo hay không. Bà Lê Thị Thu Thủy - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương cho biết: “Hiện trường đang chờ hướng dẫn của Bộ để quyết định cho TS đăng ký dự thi như thế nào. Nếu mã ngành tuyển sinh được quy định 6 chữ số thì mã chuyên ngành của ĐH Ngoại thương tối đa sẽ lên tới 9 chữ số. Như vậy là quá dài với TS và rất dễ xảy ra nhầm lẫn”. Bà Lê Thị Thanh Hương - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Đại Nam cũng cho biết: “Trước đây mã ngành tuyển sinh của trường chỉ có 3 số nhưng nay nếu Bộ yêu cầu 6 số thì TS thật khó nhớ được”.
Ông Đoàn Văn Vệ - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội băn khoăn: “Phiếu đăng ký dự thi của TS mọi năm chỉ có phần ghi mã ngành chứ không có chỗ dành cho tên ngành. Năm nay với quy định nhiều số như vậy, TS rất dễ đăng ký sai. Nếu viết nhầm số thì có thể mã số đó chẳng của ngành nào. Vì vậy sẽ khó điều chỉnh cho TS”.
Để tránh nhầm lẫn
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho rằng: “Việc điều chỉnh mã ngành đào tạo này là cần thiết, nhằm thống nhất chung về mặt quản lý nhà nước về các ngành nghề đào tạo. Đặc biệt, tránh sự chồng chéo nhau về tên gọi và mã ngành của các trường”. Tuy nhiên, tiến sĩ Dũng lưu ý: “Đây là một sự thay đổi quan trọng, TS cần hết sức lưu ý để tránh bị sai sót, nhầm lẫn trong việc đăng ký hồ sơ dự thi. Muốn vậy, TS cần phải tìm hiểu kỹ thông tin về mã ngành tuyển sinh mới của các trường để có thông tin như trang thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT, của các trường cũng như trên các phương tiện truyền thông đại chúng...”.
Theo ông Đoàn Văn Vệ, để tránh nhầm lẫn cho TS, Bộ GD-ĐT cần chủ động thiết kế lại phiếu đăng ký dự thi. Năm nay, Bộ cần in cả phần tên ngành đào tạo trên phiếu đăng ký dự thi để trường có cơ sở điều chỉnh nếu TS viết nhầm. Bà Lê Thị Thanh Hương cũng cho rằng, nếu có cả phần chữ (tên ngành) và phần số thì khi nhập dữ liệu, trường sẽ căn cứ vào cả hai phần để kiểm tra việc đăng ký của TS. TS nào đăng ký nhầm mã số thì có thể căn cứ vào tên ngành học để chỉnh sửa.
Trong những năm qua, công tác tư vấn tuyển sinh luôn được các đơn vị giáo dục chú trọng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp, chọn trường, chọn nghề đối với tất cả thí sinh khi chuẩn bị bước vào Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hàng năm.
Ban Tư vấn tuyển sinh HUTECH trong chương trình Tư vấn tuyển sinh trực tiếp của VTV2 năm 2011
Năm 2012, theo đề nghị của VTV2, HUTECH vinh dự là đơn vị đồng hành cùng VTV2 – Kênh Khoa học-Giáo dục (Đài truyền hình Việt Nam) trong 29 chương trình Tư vấn tuyển sinh trực tiếp, chương trình sẽ là nơi cung cấp những thông tin bổ ích và đầy đủ nhất dành cho phụ huynh và thí sinh về Kỳ thi Tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 của các trường ĐH, CĐ trong cả nước.
Thời gian phát sóng của chương trình Tư vấn tuyển sinh trực tiếp: 14 giờ 00, Thứ Bảy hàng tuần từ ngày 11/02/2012 – 25/08/2012.
Đặc biệt, vào lúc 20 giờ 00 ngày 05/02/2012, VTV2 sẽ truyền hình trực tiếp Lễ khai mạc chương trình Tư vấn Tuyển sinh 2012 có sự tham dự của Ban giám hiệu HUTECH – Đơn vị đồng hành cùng VTV2 trong các chương trình Tư vấn tuyển sinh trực tiếp 2012.
Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012: Thay đổi mã ngành, dễ mắc sai sót
TNO - Theo quy định mới của Bộ GD-ĐT, mã ngành đào tạo của các trường ĐH và CĐ sẽ thay đổi toàn bộ trong năm 2012.
Mã ngành mới sẽ bao gồm 1 chữ và 6 số thay vì 2-3 số như trước đây. Vì vậy thí sinh (TS) rất dễ nhầm lẫn khi đăng ký dự thi.
Quá dài nên khó nhớ
Vấn đề hiện nay nhiều trường băn khoăn là không biết mã ngành tuyển sinh có giống với mã ngành đào tạo hay không. Bà Lê Thị Thu Thủy - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương cho biết: “Hiện trường đang chờ hướng dẫn của Bộ để quyết định cho TS đăng ký dự thi như thế nào. Nếu mã ngành tuyển sinh được quy định 6 chữ số thì mã chuyên ngành của ĐH Ngoại thương tối đa sẽ lên tới 9 chữ số. Như vậy là quá dài với TS và rất dễ xảy ra nhầm lẫn”. Bà Lê Thị Thanh Hương - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Đại Nam cũng cho biết: “Trước đây mã ngành tuyển sinh của trường chỉ có 3 số nhưng nay nếu Bộ yêu cầu 6 số thì TS thật khó nhớ được”.
Ông Đoàn Văn Vệ - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội băn khoăn: “Phiếu đăng ký dự thi của TS mọi năm chỉ có phần ghi mã ngành chứ không có chỗ dành cho tên ngành. Năm nay với quy định nhiều số như vậy, TS rất dễ đăng ký sai. Nếu viết nhầm số thì có thể mã số đó chẳng của ngành nào. Vì vậy sẽ khó điều chỉnh cho TS”.
Để tránh nhầm lẫn
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho rằng: “Việc điều chỉnh mã ngành đào tạo này là cần thiết, nhằm thống nhất chung về mặt quản lý nhà nước về các ngành nghề đào tạo. Đặc biệt, tránh sự chồng chéo nhau về tên gọi và mã ngành của các trường”. Tuy nhiên, tiến sĩ Dũng lưu ý: “Đây là một sự thay đổi quan trọng, TS cần hết sức lưu ý để tránh bị sai sót, nhầm lẫn trong việc đăng ký hồ sơ dự thi. Muốn vậy, TS cần phải tìm hiểu kỹ thông tin về mã ngành tuyển sinh mới của các trường để có thông tin như trang thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT, của các trường cũng như trên các phương tiện truyền thông đại chúng...”.
Theo ông Đoàn Văn Vệ, để tránh nhầm lẫn cho TS, Bộ GD-ĐT cần chủ động thiết kế lại phiếu đăng ký dự thi. Năm nay, Bộ cần in cả phần tên ngành đào tạo trên phiếu đăng ký dự thi để trường có cơ sở điều chỉnh nếu TS viết nhầm. Bà Lê Thị Thanh Hương cũng cho rằng, nếu có cả phần chữ (tên ngành) và phần số thì khi nhập dữ liệu, trường sẽ căn cứ vào cả hai phần để kiểm tra việc đăng ký của TS. TS nào đăng ký nhầm mã số thì có thể căn cứ vào tên ngành học để chỉnh sửa.